Các cách giúp bé ngủ – Lời khuyên từ các Bà mẹ Medela

Các cách giúp bé ngủ – Lời khuyên từ các Bà mẹ Medela

Common Issues & Solutions

Share this content:

Một trong những mối bận tâm lớn nhất đối với các ông bố bà mẹ là cố gắng tìm ra cách để cho em bé ngủ qua đêm. Vấn đề thiếu ngủ liên tục được các bậc phụ huynh nhắc đến trong Cộng đồng Medela Facebook và gần 10.000 người coi đó là mối quan tâm số một. Thiếu ngủ gây ra suy nhược. Nó tạo ra những cảm xúc tiêu cực dẫn đến căng thẳng, mất phương hướng và các vấn đề về trí nhớ và sự tập trung. Hãy đối mặt với nó, dù bạn không thể làm điều gì. Các chuyên gia nói rằng nếu bạn không ngủ 4 hoặc 5 đêm, bạn có nguy cơ bị thiếu ngủ. Thực tế cho thấy hầu hết những người mới làm cha mẹ đang bị thiếu ngủ trong 4 hoặc 5 tuần – hoặc thậm chí vài tháng!

Chúng tôi đã viết một bài vào tháng trước, đưa ra một số gợi ý về các cách giúp giữ cho những đứa trẻ ngủ say, như dùng chăn ấm, quấn tã, sử dụng đệm sưởi và máy tạo âm thanh êm dịu. Kể từ đó, chúng tôi đã có những gợi ý khác từ cộng đồng Medela về cách sắp xếp môi trường ngủ giúp em bé ngủ qua đêm. Hai ý tưởng sau đã được đề cập thường xuyên nhất.

 


Ngủ chung giường một cách an toàn

Một số cha mẹ tin rằng nên ngủ chung giường với em bé (còn được gọi là “giường ngủ cùng giường trẻ em” hay “giường ngủ của gia đình”), vì họ thấy rằng em bé ngủ một cách an toàn hơn khi cảm nhận sự gần gũi của cơ thể người mẹ và có thể thuận tiện cho con bú suốt đêm. Tuy nhiên, có một số bất đồng giữa các bác sĩ và những người ủng hộ phúc lợi trẻ em về việc liệu ngủ chung hay ngủ cùng giường (em bé và cha mẹ của chúng ngủ chung giường) hay ở chung phòng (ở cùng phòng với em bé đang ngủ, nhưng không chung giường ngủ) có phải là cách sắp xếp giấc ngủ an toàn nhất cho bé.

Là một phần trong quá trình đưa ra quyết định về cách cho bé ngủ, bạn nên xem xét các khuyến nghị của Hiệp hội Nhi khoa Canada về môi trường ngủ an toàn cho bé. Nhiều bậc cha mẹ chắc chắn rằng bằng cách ngủ chung, họ tự tin rằng đó là lựa chọn đúng đắn cho gia đình mình và luôn chú ý để đảm bảo rằng họ đang làm điều đó một cách an toàn, ví dụ, không đặt em bé lên giường mềm (có thể gây nguy hiểm nghẹt thở) hoặc không ngủ chung giường với em bé trong khi cha mẹ chịu ảnh hưởng của rượu hoặc ma túy (cha mẹ say rượu hoặc nghiện thuốc có thể vô tình lăn qua lại và đè lên em bé trong đêm, gây thương tích hoặc tử vong cho trẻ). Một số việc được thực hiện khi đi ngủ cũng có liên quan đến nguy cơ Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) cao hơn. Bất cứ lựa chọn nào về việc ngủ chung mà bạn sẽ thực hiện, hãy chắc chắn rằng bạn đã tìm hiểu trước và nhận thức được các khuyến nghị của các chuyên gia y tế cũng như làm mọi thứ để giảm thiểu rủi ro cho bé.

Leanne nói rằng, “Ngủ chung giường thực sự là một mẹo của chúng tôi. Bây giờ nếu em-bé-bốn-tháng-tuổi của tôi thức dậy, tôi sẽ đưa thằng bé trở lại ngủ với tôi trên giường mà không cần cho bú.

Carey nói rằng, “Ngủ chung giường là cách duy nhất giúp tôi ngủ và đứa con nhỏ của tôi cần sự gần gũi với mẹ; có lẽ bạn cũng vậy.”

Sharleen nói, “Tôi đã ngủ chung với con gái trong 2 tháng đầu. Rồi cuối cùng con bé cũng ngủ trong nôi. Gần gũi với mùi hương của mẹ cũng tạo nên sự khác biệt lớn – trẻ sơ sinh thường ngủ ngon hơn nếu chúng có thể ngửi thấy mùi hương của mẹ. Vì vậy, nếu bạn không muốn ngủ chung, hãy thử đặt một mảnh quần áo của bạn lên cũi để con bé có thể ngửi thấy bạn. Nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng nó thực sự có tác dụng!”

Nina nói, “Con trai tôi không bao giờ ngủ như một đứa trẻ sơ sinh! Thằng bé ngủ với tôi trên giường của chúng tôi, thường là trên ngực của tôi, khi tôi cho con ăn hoặc bú. Thằng bé chỉ bắt đầu ngủ thực sự hơn một tiếng đồng hồ vào tuần thứ 11. Trước đó, con luôn bị mắc kẹt trên người tôi.”

Kayla nói, “Tôi đã nghe rằng ngủ chung rất tệ vì con quen ngủ bên cạnh bạn chứ không phải ở một mình. Thật khó để ngừng ngủ chung, nhưng tôi đã có em bé 5 tháng tuổi và tôi phải dừng việc thằng bé ngủ trên giường, nhưng giờ con đang ngủ ngon lành trong chiếc cũi của mình. Bây giờ thằng bé chỉ thức dậy một lần vào ban đêm, khoảng 3-4 giờ sáng, và tiếp tục ngủ đến 8 giờ sáng. Tôi thấy rằng việc mua một chiếc chăn quấn cũng có tác dụng với con.”

 


Ở chung phòng và trở nên gần gũi hơn

Nhiều bà mẹ nhận thấy rằng bằng cách ở chung phòng với con – ví dụ, bằng cách cho bé ở trong giường cũi, nôi hoặc nôi có mui trong phòng ngủ của bố mẹ – họ có thể ở gần bé vào ban đêm, thậm chí không cần ngủ chung giường.

Michelle nói, “Tôi đã nhận thấy sau 7-8 tuần, đứa con bé bỏng của tôi bị ghét phải quấn. Tôi thấy rằng thằng bé thực sự chỉ muốn sự ấm áp và thoải mái của tôi. Nghe có vẻ lạ, tôi biết, nhưng tôi sẽ ngủ với chiếc nệm nôi trên giường của chúng tôi và sau đó đặt nó lên nôi của con vào đêm hôm sau. Nó có mùi như chúng tôi và thằng bé ngủ ở đó một cách hạnh phúc, đó là khoảng thời gian con bắt đầu ngủ qua đêm nên tôi nghĩ nó đã có tác dụng.”

Có nhiều giải pháp khả thi khác nhau khi các bậc cha mẹ phải đối mặt với thử thách cho bé ngủ. Các em bé giống như phần còn lại của chúng ta – tất cả chúng đều có những khuôn mẫu và sở thích độc đáo riêng về cách chúng ngủ, và nó thay đổi khi em bé lớn lên và phát triển. Dù bạn làm gì, hãy chắc chắn đã tìm hiểu kỹ thông tin và đưa ra cho bản thân nhiều lựa chọn, cuối cùng hãy chọn những gì bạn nghĩ là phù hợp với gia đình bạn.

Ngủ đủ giấc là một trong những thách thức lớn nhất của việc nuôi dạy trẻ sơ sinh. Nhưng với thời gian, sự kiên nhẫn và kiên trì, nó sẽ trở nên dễ dàng hơn. Một ngày nào đó con bạn sẽ ngủ ngon lành suốt đêm, và những ngày đầu này sẽ chỉ là một kỷ niệm. Vì vậy, ngay cả khi em bé của bạn “khó ngủ”, hay chúng muốn được bạn ôm mọi lúc, hãy cố gắng nhìn rõ những điều tích cực: tận hưởng những khoảnh khắc âu yếm mềm mại đó miễn là bạn có thể!

Điều gì đã có tác dụng với bạn khi cố gắng để bé ngủ? Để lại một bình luận và cho chúng tôi biết, hoặc tham gia các cuộc thảo luận trên trang Facebook Medela.