Mẹo cho người mới làm mẹ: Làm thế nào để chồng bạn gắn kết với bé mới sinh
Có rất nhiều mẹo dành cho người mới làm mẹ tập trung vào sức khỏe của người mẹ, sức khỏe cũng như mối quan hệ với bé – nhưng nếu bạn muốn chồng của bạn kết nối với con cái thì sao?
Hầu như mọi ông bố đều muốn gần gũi với con của mình. Đặc biệt với thế hệ những ông bố mới, họ hoàn toàn không phải là khuôn mẫu của những người bố xa cách về mặt tình cảm, những người không muốn liên quan mật thiết với con cái. Tuy nhiên, ngay cả trong văn hóa nuôi dạy con cái hiện đại bình đẳng hơn của chúng ta, không phải lúc nào người bố cũng dễ dàng thể hiện một vai trò trong cuộc sống của con mình.
Những bà mẹ thường (dễ hiểu hơn) có xu hướng quá bảo bọc các bé mới sinh và vô tình nghĩ rằng họ là người duy nhất có thể chăm sóc tốt cho con. Dĩ nhiên là mẹ có những hóc môn tạo ra sự kiên nhẫn và hiểu biết sâu sắc đó. Họ thường cảm thấy đặc biệt gần gũi với con mình, vì họ là người đã mang nặng đẻ đau trong suốt 9 tháng ! Nhưng đàn ông cũng có cảm xúc và hóc môn và nghiên cứu cho thấy các ông bố cũng trải qua một chuyển biến của hóc môn trong suốt quá trình bạn đời mang thai, và quá trình này sẽ mạnh mẽ hơn nếu anh ấy có mặt khi lúc vợ mình sinh con.
Có thể họ không có ý định hoặc không hoàn toàn nhận ra họ đang làm gì, nhiều người mẹ làm cho các ông bố cảm thấy bị bỏ rơi khỏi các hoạt động chăm con hàng ngày. Các thói quen sẽ dần hình thành đầu đời bé khi mẹ tự làm hết mọi thứ, hoặc mẹ không tin tưởng giao cho bố làm “làm đúng việc”. Vấn đề là, nuôi con một sự hợp tác – cả hai bậc làm cha mẹ đều phải tin tưởng lẫn nhau và phải được chuẩn bị để làm việc với nhau trong một kế hoạch gắn kết. Họ càng đợi lâu để làm rõ ràng vai trò và trách nhiệm – họ càng gặp khó khăn để hợp tác trong việc chăm con cái. Các ông bố có thể bắt đầu cảm thấy ghen tị hoặc cảm thấy bị bỏ rơi, bất lực, kém cỏi, hoặc tệ nhất là thù ghét người mẹ vì đã hắt hủi họ khỏi quá trình chăm sóc con.
Việc người mẹ cảm thấy tự hào khi chăm sóc tốt cho con cái là điều dễ hiểu. Nhưng thực sự là có một điều chỉ người mẹ có thể làm mà bố không làm được, đó chính là cho con bú. Và mặc dù vậy cho bé ăn cũng không phải chỉ là trách nhiệm của riêng người mẹ: bố cũng có thể cho con bú nếu mẹ có thể hút sữa. Các ông bố có thể sẽ cần chút thời gian để làm quen với các thiết bị, chai lọ cho con bú cũng như các quy trình làm nóng nữa, nhưng trước đó các ông bố cần cảm thấy tự tin và được giao trọng trách cho con bú để các bà mẹ được nghỉ ngơi.
Hãy nhớ rằng nuôi con không phải là một cuộc tranh đấu – mà là nỗ lực cùng nhau! Các bà mẹ cần được thư giãn và đón nhận những đóng góp mà bạn đời của mình sẵn sàng thực hiện. Hãy để con cái thấy được tình yêu của bạn dành cho nhau và dành cho bé – bé vẫn còn quá mới mẻ với thế giới này, bé rất cần ôn hòa và tình yêu – vì thế đừng biến mối liên kết này thành một cuộc cạnh tranh hay xung đột. Cả ba người – bố mẹ và em bé – hãy cùng nhau học hỏi và xây dựng một mối quan hệ thật tốt đẹp sẽ kéo dài đến rất nhiều năm tháng mãi về sau.
Dưới đây là một số ý tưởng một số bà mẹ có thể tham khảo để giúp cùng chồng và bạn đời của mình gắn kết với con:
Hãy dẹp bỏ chủ nghĩa hoàn hảo
Các bậc làm cha mẹ phải chịu một áp lực là phải thật hoàn hảo – nhưng đặc biệt là khi nuôi một em bé, hoàn hảo là điều không thể! Chẳng có cuốn sách hướng dẫn cách giải quyết tình huống nào cả. Đôi khi việc tốt nhất bạn có thể làm là chịu đựng hết sức và cố vượt qua thử thách – dù cho đó là khi bé với hội chứng colic hoặc khi bé gặp một số vấn đề khi bú mẹ. Bất kể thử thách nào bạn vượt qua khi đã có con, điều quan trọng hãy nhớ rằng bạn không hề cô đơn! Có một nguồn lực sẵn sàng hỗ trợ ở Canada rất lớn có thể giúp đỡ bạn về cho con bú, những nhóm hỗ trợ cho những cặp mới làm cha mẹ, và những cộng đồng hỗ trợ thông tin bổ ích cũng như nhóm hoạt động online. Khi bạn đã là bố hoặc mẹ, những thông tin bạn cần và những người bạn muốn gặp đều trở nên dễ tiếp cận hơn bao giờ hết.
Hãy bắt đầu sự gắn kết này trước khi em bé được sinh ra
Ngay cả khi trước khi con được sinh ra, bạn và bạn đời đã cùng nhau trải qua một quá trình hình thành một mối quan hệ với thiên thần nhỏ này. Việc giao tiếp với nhau là điều rất quan trọng và hãy để mối quan hệ này phát triển song song với những đổi thay bên trong cơ thể người mẹ. Các bà mẹ nên cho bạn đời của mình biết những gì đang diễn ra bên trong cơ thể, nội tâm và linh hồn bạn – bạn đang cảm thấy thế nào, bạn đang mong đợi điều gì, bạn lo lắng và hy vọng những gì, và bạn cảm thấy thế nào về mối liên kết với đứa con nhỏ đang lớn lên bên trong bạn. Trước khi bé ra đời, hãy bàn bạc với nhau về những thứ mà bạn đời của bạn có thể làm với em bé – ví dụ như chạm hoặc vỗ nhẹ vào bụng, hát hoặc chơi nhạc, hoặc đọc truyện cho bé trong bụng mẹ nghe.
Bố tham gia vào các hoạt động trong suốt quá trình mang thai là một điều rất tốt. Hãy khuyến khích anh ấy tham gia các cuộc hẹn gặp bác sĩ trước khi sinh, đi siêu âm và các buổi học về cho con bú.
Hãy để họ một mình và đừng can thiệp
Việc tạo cho chồng sự tự do và có quyền quyết định khi chăm con là rất quan trọng. Đừng lảng vảng xung quanh mỗi khi anh ấy đang ở gần con, sẵn sàng để giải thoát cho con nếu bé quấy khóc. Nếu bạn nhảy vào và giải cứu cho chồng khỏi bé đang quấy khóc sẽ làm giảm đi sự tự tin của anh ấy, và con bạn sẽ không quen được chồng bạn vỗ về – điều này sẽ khiến cho bạn không còn một phút giây yên tĩnh thoải mái nào nữa.
Vì thế hãy để họ tự giải quyết mọi thứ. Hãy để chồng bạn tự nghĩ ra cách tốt nhất để dỗ con. Nếu anh ấy thực sự cần giúp, anh ấy sẽ hỏi bạn. Đàn ông là bậc kì tài trong việc giải quyết vấn đề – hãy đưa cho họ một tình huống, họ sẽ cho bạn một ý tưởng thiên tài! Hãy tạo cơ hội cho chồng bạn được phát huy sự tự tin và quyền lực mà anh ấy vốn có trong cuộc sống.
Đừng quên rằng đây cũng là một vai trò hoàn toàn mới của anh ấy, vì thế hãy nói chuyện trước với anh ấy những vấn đề chính trước khi sinh con như cho con bú, ngủ chung, du lịch, làm việc, chia sẻ công việc và sắp xếp ‘hẹn hò’ với nhau. Điều này sẽ tạo điều kiện cho chồng bạn có cơ hội được suy nghĩ theo hướng của anh ấy, và tạo cơ hội cho anh ấy được nói ra những thứ trong đầu trước khi em bé sinh ra.
Bạn đã giúp chồng mình tham gia vào việc chăm sóc con như thế nào? Những việc chăm con nào mà bạn thích nhất? Để lại bình luận dưới đây và cho chúng tôi biết với nhé, hoặc tham gia trò chuyện tại trang Facebook của Medela!