Những tư thế bú mẹ tốt cho mẹ và bé

Những tư thế bú mẹ tốt cho mẹ và bé

Get Started on Breastfeeding & Tips

Share this content:

Việc cho con bú là một trong những điều tự nhiên nhất trên thế giới, nhưng vẫn cần luyện tập để có thể làm quen với nó. Một trong những kinh nghiệm học tập cho mẹ và bé chính là việc tìm ra những tư thế cho con bú phù hợp nhất với cả hai.

Không có cách đúng hay sai khi cho con ăn. Tuy nhiên, nhiều mẹ cảm thấy có một số tư thế và “cách ôm” khiến những lần cho con bú trở nên thoải mái và hiệu quả hơn. Việc tìm ra tư thế nào phù hợp nhất với bạn và con của bạn rất đáng thời gian.

Ban đầu, bạn có thể cảm thấy việc cho con bú khá kì cục. Không phải lúc nào nó cũng “tự nhiên” đối với một số bà mẹ, đặc biệt là không phải ngay lập tức. Để giúp việc cho con bú trở nên thoải mái hơn, nhiều bà mẹ thay đổi giữa các tư thế cho con bú, và thử nghiệm các cách khác nhau để ôm bé trước ngực và cơ thể của họ. Nhiều bà mẹ có thể nghĩ rằng, “Ôm một em bé thì khó gì chứ? Ai mà chẳng làm được!” Tuy nhiên sự thật là, việc học cách ôm một em bé và đỡ bé trong một tư thế thoải mái trong lúc cho con bú cần sự phối hợp – và rất nhiều kiên nhẫn.

Một phụ nữ trong cộng đồng Medela trên Facebook đã nói rằng cô ấy cho con bú khi đang ngồi trên cầu thang bởi vì việc đó cho cô ấy vừa đủ lượng hỗ trợ mà cô ấy cần – rõ ràng là sự sáng tạo của các bà mẹ đang cho con bú không có điểm dừng.

Tìm một cách ôm lúc cho con bú phù hợp với bạn và con của bạn rất đáng công sức. Vì bạn sẽ dành nhiều giờ trong ngày của mình trong tư thế này, chí ít bạn cũng nên thấy thoải mái. Chẳng có ai đang phán xét bạn cả. Hãy làm những gì mà bạn cảm thấy hiệu quả. Sau đây là một số tư thế cho con bú đã được thời gian kiểm nghiệm mà bạn có thể thử, cộng với một số mẹo nhỏ để việc cho con bú được trơn tru:

 


Những mẹo để tìm một tư thế cho con bú tốt

Bất kể là tư thế nào, dưới đây là một số cách căn bản để tìm ra tư thế cho con bú phù hợp với mẹ và bé.

  • Khiến bản thân thoải mái. Để hỗ trợ phản xạ xuống sữa, bạn nên ngồi ở một tư thế thả lỏng. Đây là một lý do nữa về việc vì sao việc tạo ra một thánh địa cho con bú, nơi bạn có thể ngồi mà không bị làm phiền và kết nối với con mình những lúc cho con bú là một việc quan trọng.
  • Ôm con sát vào người, bụng đối bụng, và được ôm tốt trong vòng tay của bạn. Hãy để tay bạn nghỉ trên gối để có thêm hỗ trợ nếu cần thiết. Tay của bạn có thể sẽ thấy mỏi khi phải ôm bé, vì vậy hãy dùng một chiếc gối cho con bú hoặc những dụng cụ khác để có thêm hỗ trợ.
  • Hãy đặt đồ ăn vặt hoặc thức uống trong tầm với. Việc uống đủ nước và ăn no là một phần của việc giữ cho bản thân bạn được chăm sóc và nuôi dưỡng đủ. Hãy chăm lo cho cả bản thân mình trong lúc chăm lo cho bé.
  • Hãy nhẹ nhàng bóp và tạo hình ngực của bạn với bạn tay rảnh của mình theo hướng miệng của bé, cho dù là dọc hay ngang. Hãy đảm bảo rằng hãy giữ và tạo hình cho ngực của bạn ngoài quầng vú của bạn để bé có thể bú được nhiều nhất có thể.
  • Hãy chắc chắn rằng tư thế bạn chọn tốt cho việc ngậm bắt vú của bé. Hãy chú ý đến những tư thế có vẻ như hỗ trợ tốt hơn cho việc ngậm bắt vú của bé, cho dù phương pháp đó không được truyền thống đi chăng nữa.
  • Hãy tận hưởng bản thân! Nếu việc ngắm nhìn và nói chuyện với đứa con xinh xắn của bạn vẫn chưa đủ vui, bạn có thể tự giải trí cho bản thân trong lúc cho con bú. Dù là lướt Facebook hay đọc tạp chí, hãy dành thời gian để thở và thư giãn. Nếu bạn cảm thấy tốt và đang tận hưởng khoảng thời gian cho con bú, bạn sẽ có khả năng thành công cao hơn.

 


Dưới đây là 5 tư thế cho con bú phổ biến nhất:

Tư thế bế ru thuận tay

Một trong những tư thế được dùng phổ biến nhất khi cho con bú chính là tư thế bế ru thuận tay. Là một tư thế đa năng, tư thế bế ru thuận tay có thể được sử dụng trong hầu hết trường hợp – ở nhà hay ở nơi công cộng. Tư thế bế ru thuận tay thường được sử dụng bởi những bà mẹ cho con bú có kinh nghiệm, và có thể là một thử thách đối với những bà mẹ mới, bởi nhiều bà mẹ nhận thấy rằng tư thế này khiến việc tìm tư thế tốt cho bé ngậm bắt vú khó hơn. Để bế ru thuận tay đúng cách, hãy thử đặt mũi của bé trước đầu vú. Bé sẽ cần hơi ngửa đầu ra sau để có thể thở và nuốt dễ dàng. Trong khi đó, mẹ cần dùng tay còn lại (tay không ôm bé) để nhẹ nhàng nặng và tạo hình cho vú của mình theo hướng miệng của bé. Đừng cố đẩy đầu của bé gần với ngực bạn, nếu bạn làm như vậy, mũi của bé có thể sẽ bị che khuất và bạn sẽ không thể nhìn rõ mặt của bé khiến bé khó ngậm bắt vú. Tư thế ru tay thuận phù hợp với những bé nhiều tháng hơn khi bé đã quen với việc ngậm bắt vú mẹ.

 


Tư thế bế ru ngược tay

Tư thế bế ru ngược tay thích hợp với những bà mẹ và em bé mới học cách bú vì nó là cách tốt nhất để hỗ trợ con của bạn lúc bé đang học cách ngậm bắt vú và bú nuốt hiệu quả. Sau khi bé lớn hơn một ít và có nhiều kinh nghiệm hơn với việc bú  mẹ, bạn có thể chuẩn qua tư thế bế ru thuận tay.

Để thực hiện tư thế bế ru ngược tay, bạn hãy đơn giản ôm bé ngang trước người như trong ảnh. Đầu của bé cần được hỗ trợ trực tiếp bởi tay bạn, và cẳng tay của bạn phải hỗ trợ lưng của bé. Dùng tay phải của bạn giữ bé nếu bạn đang cho bé bú ngực trái, và ngược lại.

Dùng tay còn lại của bạn để nhẹ nhàng nặn và tạo hình (ngoài quầng vú) ngực bạn hướng về phía miệng của bé.

Bạn cũng có thể dùng tư thể này như tư thế “mào đầu” để giúp bé ngậm bắt vú – và sau đó, khi bé đã quen việc bú mẹ, bạn có thể nhẹ nhàng chuyển sang tư thế bế ru thuận tay mà không đánh mất việc ngậm bắt. Tư thế cho con bú này tốt và thường được yêu thích bởi những bà mẹ mới bắt đầu học cách cho con bú.

 


Tư thế ôm sát người

Tư thế ôm sát người là một trong những tư thế hỗ trợ tốt nhất cho việc ngậm bắt vú của trẻ. Tư thế này giúp bạn dễ dàng nâng bé trước ngực và có thể nhìn rõ mặt bé.

Với tư thế ôm sát người, bé nằm trên tay phải của bạn khi bú từ ngực phải hoặc ngược lại. Hỗ trợ đầu bé với tay của bạn và lưng bé với cẳng tay. Giữ chân bé vị trí giữa lưng bạn và lưng ghế (hoặc lưng sofa). Người của bé phải ở góc 90° với người của mẹ.

Tư thế ôm sát người rất lý tưởng cho những bé thường lo lắng hay bất an lúc bú mẹ. Tư thế này đảm bảo và ấm cúng sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái, an toàn, và gần với cơ thể của mẹ. Tư thế ôm sát người cũng rất tuyệt cho những lúc cần cho bé bú lúc bé sắp đi ngủ – tất cả những gì bạn cần phải làm chính là đặt bé trong một tư thế để bé có thể ngồi rất gần bạn rồi nhìn bé từ từ chìm vào giấc ngủ.

 


Tư thế nằm nghiêng

Trong tư thế nằm nghiêng, mẹ và bé nằm bên cạnh nhau, và có gối để đỡ bé đúng vị trí để ngậm bắt vú. Tư thế này có thể hơi khó đối với những bà mẹ mới, nhưng được ưa chuộng bởi các bà mẹ có kinh nghiệm, đặc biệt là vào ban đêm.

Đặt bé nằm phía bên phải của bạn, và hướng mặt vào nhau. Đảm bảo rằng bé được kê đầu cao ở trước ngực bạn, và đầu vú của bạn chạm mũi bé. Đỡ lưng của bé bằng gối hoặc khăn. Khi bé cảm nhận được đầu vú của bạn chạm vào mũi, bé sẽ ấn tới để ngậm bắt vú – và điều này sẽ khiến mũi bé chệch góc với ngực của bạn, hỗ trợ cho việc thở dễ dàng, nuốt đúng cách, và giữ liên kết bằng mắt với mẹ.

Tư thế nằm nghiêng thích hợp cho lúc bú đêm khi cả bạn và bé đều đang nằm. Nhiều bà mẹ có thể thấy rằng họ thích sự thoải mái mà tư thế này mang lại hoặc con của họ ngặm bắt vú tốt hơn trong tư thế này. Nếu vậy thì bạn có bạn có thể dùng tư thế này cả ngày hay đêm.

 


Tư thế ôm bóng

Tư thế ôm bóng cũng giống như tư thế ôm sát người. Với tư thế ôm bóng, người mẹ cần giữ cho em bé ngay bên cạnh mình và cong khửu tay. Dùng tay còn lại để nâng đầu của bé và xoay mặt của bé về phía ngực của bạn, để lưng của bé nghỉ trên cẳng tay. Để hỗ trợ thêm, bạn có thể nhẹ nhàng dùng tay đang rảnh giữ ngực của mình (vòng tay thành hình chữ C ở ngoài quầng vú). Một mẹo hay khác để giữ bản thân thoải mái trong tư thế này: ngồi ghế có tay dựa thấp và rộng, đồng thời dùng gối hoặc gối kê trên chân.

Những bà mẹ có ngực lớn hoặc đang hồi phục sau khi mổ để có thể chuộng tư thế ôm bóng hơn. Tư thế này cũng là lựa chọn tốt khi cho trẻ song sinh bú.

Tư thế cho con bú yêu thích của bạn là gì? Bạn đã bao giờ thí nghiệm một tư thế không truyền thống chưa? Hãy tham gia cuộc thảo luận trên cộng động Facebook của Medela!