Trong bài trước, chúng tôi đã thảo luận “7 lời đồn hoang đường về việc cho con bú bạn cần biết”. Mục đích của chúng tôi là nói về những thông tin sai và hiểu nhầm thường gặp về việc cho con bú. Do những lời đồn hoang đường về việc cho con bú thường được truyền rất rộng rãi, chúng tôi đã quyết định viết thêm một bài nữa để lật tẩy thêm nhiều điều nữa! Đây là một số thần thoại về việc cho con bú phổ biến – và sự thật về mỗi chuyện.
Lời đồn: Nếu con bạn bú sữa mẹ thì không thể bú sữa bình.
Sự thật:
Health Canada và Hiệp hội Nhi khoa Canada khuyến khích trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục bú sữa mẹ với thức ăn bổ sung trong 24+ tháng. Trong khoảng thời gian đó, có thể ở một thời điểm nào đó, vì bất kỳ lý do nào, em bé của bạn sẽ bú sữa mẹ từ bình. Một số bà mẹ cần phải đi làm lại càng sớm càng tốt và càng có nhiều hơn các ông bố sử dụng chế độ thai sản đối với nam giới, hoặc nghỉ toàn thời gian ở nhà. Vì vậy, việc em bé của bạn bú sữa mẹ từ bình là hoàn toàn trong dự đoán, cho dù bạn có đang cho con bú hay không.
Điều bạn cần tìm kiếm chính là một giải pháp khiến con bạn phải tích cực bú, nuốt và thở từ núm vú cao su và bình tương tự như khi bé bú vú mẹ, giống như với núm vú giả Calma. Điều này cho phép em bé của bạn sử dụng hành vi bú sữa tương tự mà bé học được khi bú vú mẹ cho việc bú bình, cho phép sự chuyển từ vú mẹ sang Calma – và quay về vú mẹ một lần nữa.
Lời đồn: Uống nhiều nước và ăn thức ăn lành mạnh hơn sẽ giúp bạn sản sinh nhiều sữa hơn.
Sự thật:
Ngực của bạn đáp ứng nhu cầu của con bạn. Con bạn cần bú càng nhiều, sữa của bạn sẽ được sản sinh càng nhiều. Chế độ thức ăn và nước uống của bạn quan trọng đối với sức khỏe của bạn nói chung, tuy nhiên chúng lại không có nhiều ảnh hướng đến nguồn sữa của bạn. Phụ nữ cho con bú không cần lo lắng về việc phải ăn một số loại thức ăn nhất định hay uống thật nhiều nước để sản sinh sữa, chỉ cần theo một chế độ ăn cân bằng, nhiều chất dinh dưỡng và uống đủ nước để cơ thể đủ nước và cảm thấy tốt.
Tuy nói như vậy, trong bài viết gần đây về sở thích mùi vị, chúng tôi có thảo luận về những thức ăn bạn nạp vào trong quá trình cho con bú có thể giúp con bạn tiếp xúc với nhiều hương vị đa dạng, giúp bé không trở nên kén ăn sau này.
Lời đồn: Việc cho con bú là một cách kiểm soát sinh nở rõ ràng??
Sự thật:
Việc cho con bú có thể làm chậm chu kỳ kinh nguyệt và ảnh hưởng đến hóc môn sinh sản tới một mức độ nào đó. Đây dường như là cách tự nhiên dùng để đảm bảo khoảng thời gian an toàn giữa các bé. Tuy nhiên, việc cho con bú không phải là một cách tránh thai đáng tin cậy.
Bạn hoàn toàn có thể mang thai khi vẫn đang cho con bú. Dựa theo số liệu từ Planned Parenthood, khoảng 2 trong số 100 phụ nữ tiếp tục cho con bú và vẫn có thể mang thai trong sáu tháng đầu. Vì vậy, nếu bạn chưa sẵn sàng có thai lần nữa, hãy thử dùng thêm những biện pháp tránh thai khác ngoài việc cho con bú.
Lời đồn: Những trẻ được mẹ cho bú sẽ không cần thêm vitamin D
Sự thật:
Health Canada giải thích rằng Vitamin D là một dưỡng chất cần thiết giúp cơ thể sử dụng canxi và phốt pho để hình thành và giữ khung xương và răng chắc khỏe. Những trẻ sơ sinh được mẹ cho bú được khuyến khích bổ sung vitamin D liều lượng 10 µg (400 IU). Những trẻ từ 6 đến 24+ tháng tuổi được Health Canada khuyến khích tiếp tục bổ sung Vitamin D. Họ giải thích rằng dù không có số liệu xác thực, có một số nghiên cứu nhỏ chỉ ra rằng trẻ em có thể tăng việc mắc nguy cơ thiếu vitamin D nếu được cho bú mà không bổ sung thêm vitamin này. Hiệp hội Nhi Khoa Canada cũng khuyến khích bổ sung Vitamin D cho trẻ em dưới sáu tháng tuổi.
Lời đồn: Những phụ nữ có núm vú ngược hoặc phẳng thì không thể cho con bú.
Sự thật:
Ngực và đầu vú có ở tất cả các kích cỡ và hình dạng. Kích thước ngực của bạn không liên quan đến lượng sữa bạn sản sinh và điều đó cũng đúng cho hình dáng đầu vú của bạn. Đúng là một số đầu vú dễ dàng cho bé ngậm hơn một số đầu vú khác, tuy nhiên nếu bạn lo lắng, có một số dụng cụ chẳng hạn như Nipple Formers và Contact Nipple Shields để giải quyết giúp bạn.
Có lời đồn đáng nghi nào về việc cho con bú mà bạn đã từng nghe qua chưa? Hãy để lại một bình luận và cho chúng tôi biết nhé – hoặc tham gia cuộc thảo luận tại Trang Facebook của Medela!