Cầu và Cung – Sản xuất sữa mẹ thực sự hoạt động như thế nào

Cầu và Cung – Sản xuất sữa mẹ thực sự hoạt động như thế nào

Get Started on Breastfeeding & Tips

Share this content:

Sản xuất sữa là chủ đề chính trong rất nhiều câu chuyện về cho con bú. Có một sự hiểu lầm phổ biến là ngực của một người mẹ giống như các bình sữa lớn liên tục được làm đầy bởi một quá trình thần kì nào đó hoàn toàn tách biệt với bé và mẹ.  Em bé sau đó bú bằng cách chạm vào chiếc bình chứa luôn luôn đầy này. Nhưng thay vì “cung và cầu”, sữa mẹ thực hoạt động theo cơ chế “cầu và cung”. Người mẹ sẽ chỉ sản xuất đúng bằng một lượng sữa mà em bé cần.

Cơ thể của người mẹ hoạt động rất hiệu quả vì không có mục đích gì nó lại tạo ra lượng sữa nhiều hơn lượng mà em bé cần! Người mẹ chỉ tạo ra đúng lượng với nhu cầu của em bé. Sự thật là có một loại hóc môn sẽ kiểm soát quá trình sản xuất của lượng sữa đầu tiên, được gọi là hóc môn colostrum. Tuy nhiên, nhằm để tiếp tục tạo ra sữa, em bé cần phải tiếp tục mút sữa từ mẹ. Mức độ của toàn bộ quá trình tạo ra sữa này phụ thuộc vào số lần mút của bé và lượng sữa được lấy ra. Lượng sữa mẹ sinh ra liên quan chặt chẽ với gen di truyền của bé – vì gen di truyền sẽ xác định mức độ phát triển và sự trao đổi chất của trẻ.

Cơ thể người mẹ sẽ tăng lên hoặc gia giảm lượng sữa sản xuất được để phù hợp với nhu cầu chính xác của em bé. Bí quyết của việc này là tạo ra một quá trình, một lịch sinh hoạt và một môi trường quen thuộc để em bé được bế đúng cách, giảm căng thẳng và từ đó bé được bú mẹ một cách thoải mái. Đây là lý do vì sao mà có một nơi dành riêng cho con bú để mẹ và bé được thư giãn là một điều quan trọng.

 


Sản xuất sữa hoạt động như thế nào để duy trì khả năng cung cấp tốt

Trong ngày đầu tiên sau khi sinh, lượng sữa ‘xuất hiện’ trong bầu ngực bạn có thể hơi đầy hoặc đầy quá mức! Và trong các ngày và tuần tiếp theo, cảm giác căng đầy sẽ giảm bớt và đây là một điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, một trong những mối lo lớn nhất của những người mẹ mới nuôi con là ngực của họ có thể không bao giờ có cảm giác căng đầy và vì thế họ không tạo ra đủ lượng sữa mà em bé cần. Việc này có thể sẽ rất áp lực và nó sẽ ảnh hưởng đến lượng sữa được sinh ra. Có một điều khá trớ trêu là một trong những cách để có được một nguồn cung cấp sữa tốt là không được lo lắng về vấn đề này. Hiểu được cơ chế làm việc của quá trình sản xuất sữa có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng. Hãy ghi nhớ những nguyên tắc cơ bản sau:

  • Bạn càng cho con bú, con bạn bú càng nhiều thì lượng sữa bạn tạo ra cũng càng nhiều.
  • Cơ thể sẽ tạo ra sữa để đáp ứng với sự kích thích của bầu ngực.
  • Sản xuất sữa sẽ nhanh hơn để lấp đầy bầu ngực đã cạn sữa.
  • Sữa được sản xuất mọi lúc mọi nơi, do đó ngực của bạn không bao giờ hoàn toàn cạn sữa.

 


Điều gì có thể gây giảm nguồn cung cấp sữa mẹ?

Như chúng tôi đã đề cập, trong hầu hết thời giam, các bà mẹ không được lo lắng tạo ra không đủ sữa – cơ thể của họ sẽ tạo ra một lượng sữa đủ cho em bé dùng. Tuy nhiên sẽ xuất hiện một số trường hợp ảnh hưởng xấu đến lượng sữa được tạo ra, ví dụ như:

Bế sai cách

Em bé khi được bế sai cách với đầu ti sẽ không kích thích tạo ra sữa hiệu quả. Thêm vào đó, bế sai cách có thể khiến đau đầu ti và điều này sẽ hạn chế quá trình xuống sữa của bạn, dẫn đến tăng cảm giác khó chịu và gây ra vòng lặp phản hồi tiêu cực. Bế sai cách cũng có thể gây ra tật líu lưỡi, ảnh hưởng đến khả năng mút sữa đúng cách của em bé.

Giải pháp:  Điều chỉnh tư thế bế bé để khiến việc này dễ dàng hơn. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy xin lời khuyên từ đội ngũ chăm sóc sức khỏe hoặc chuyên gia cho con bú. Có rất nhiều phương pháp mà những chuyên gia này có thể giúp bạn để củng cố kinh nghiệm nuôi con và tránh xảy ra vấn đề trong quá trình tạo ra sữa. Bạn cũng có thể sẽ cần đồ trợ ti thường xuyên. Một giải pháp khác có thể thử những tư thế cho bú khác vì điều này có thể thay đổi được góc nằm của em bé.

Chăm sóc không thường xuyên

Như đã đề cập, cơ thể bạn sẽ tạo ra sữa để đáp ứng với kích thích từ bầu ngực. Điều này đòi hỏi sự tương tác thường xuyên với em bé của bạn. Do đó, nếu như bé đang ngủ, đang ốm hoặc bạn không ở gần bé vì một lý do nào đó, nguồn cung cấp sữa của bạn sẽ bắt đầu giảm đi.

Giải pháp: Đặt bé lên ngực thường xuyên nhất có thể cho đến khi nguồn cung sữa tăng lên. Cho bé bú nhiều hơn trên lịch trình. Điều này đảm bảo em bé sẽ đem lại những dấu hiệu cần thiết cho cơ thể bạn tạo ra đủ lượng sữa mà bé cần. Một giải pháp tuyệt vời khác, đặc biệt là khi bạn không ở cạnh bé, là sử dụng một máy hút điện đôi có thể hút từ hai bầu ngực cùng một lúc. Một số lựa chọn máy hút điện đôi từ Medela là Symphony, Freestyle hoặc Pump in Style.

Căng thẳng

Cortisol là một loại hóc môn xuất hiện trong máu khi bạn căng thẳng và có thể ảnh hưởng đến quá trình tạo ra sữa. Lo lắng nhiều không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn đến quá trình sản xuất sữa của bạn

Giải pháp: Xác định rõ nguồn cơn của sự căng thẳng và cố gắng giảm thiểu căng thẳng trong cuộc sống. Ngủ đủ giấc đóng một vai trò quan trọng trong việc giải tỏa căng thẳng, do đó hãy tìm mọi cách để cải thiện giấc ngủ của bạn. Dùng máy hút sữa để chồng hoặc người khác thay bạn cho con bú từ một đến hai lần trong ngày, để cho bạn có thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc. Sau đây là một số mẹo để cất trữ, làm đông và hâm nóng sữa.

Thời gian trong ngày:

Nguồn cung sữa của bạn sẽ thay đổi cả ngày. Thông thường các bà mẹ sẽ có nhiều sữa nhất vào những lúc sáng sớm.

Giải pháp: Nếu bạn đang cố gắng dùng máy hút sữa để cất trữ sử dụng lần sau, hãy thử hút sữa vào buổi sáng, khi lượng sữa của bạn đang ở mức cao nhất, sau khi em bé đã được cho bú bữa đầu tiên.

 


Làm thế nào để giữ cho nguồn cung cấp sữa đúng với nhu cầu của bé

Điều quan trọng cần ghi nhớ nhất về quá trình tạo ra sữa là nó phụ thuộc vào nhu cầu của con bạn. Nếu bé đang phát triển bình thường thì nghĩa là bạn đang cung cấp đủ sữa cho bé. Vậy nên cứ tiếp tục cho bú. Mọi người thường khuyên là không được dùng sữa pha sẵn cho đến khi bé được ít nhất sáu tháng tháng tuổi. Hãy nhớ rằng: trong sáu tháng đầu tiên, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tự nhiên hoàn hảo nhất đem lại mọi dưỡng chất và bảo vệ miễn dịch cần thiết cho bé!

Kích thích sản sinh sữa khi bầu ngực đã cạn bằng cách cho bú nhiều hơn và/hoặc dùng máy hút sữa nhiều hơn giữa các thời gian cho con bú. Cho bú bằng cả hai bên ngực và dùng máy hút sữa sau khi cho con bú nếu như em bé chưa làm ngực đủ mềm.

Cuối cùng, hãy cố gắng quan tâm đến bản thân để bạn có thể chăm sóc tốt cho con mình. Hãy dành thời gian cho bản thân mỗi ngày. Thư giãn và ngủ đủ giấc. Uống nhiều nước và ăn kiêng khoa học những loại thức ăn dinh dưỡng.

Và hãy nhớ rằng, bạn không cô đơn! Bạn có rất nhiều cách để lựa chọn hỗ trợ cho con bú. Nếu bạn đang lo lắng và quá trình sản xuất sữa của mình, hãy nói chuyện với bác sĩ, bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia cho con bú.

Để lại bình luận dưới đây để chia sẻ suy nghĩ của bạn về vấn đề này, hoặc tham gia trò chuyện với chúng tôi tại trang Fanpage Facebook của Medela.